Mục lục nội dung bài viết
- 1 Tìm hiểu nguyên do mẹ bị ít sữa sau sinh
- 2 Nguyên nhân gây ít sữa mẹ và cách khắc phục
- 2.1 Những nguyên nhân gây ít sữa mẹ mà có thể mẹ chưa biết
- 2.1.1 Mẹ bị căng thẳng tinh thần và stress
- 2.1.2 Chế độ dinh dưỡng của mẹ không đầy đủ
- 2.1.3 Mẹ ăn những thực phẩm gây ít sữa
- 2.1.4 Mẹ bị mắc bệnh liên quan đến tuyến vú
- 2.1.5 Tình trạng sót rau ở mẹ sau sinh
- 2.1.6 Mẹ bị rối loạn nội tiết hoặc thiếu máu
- 2.1.7 Cho con sử dụng sữa công thức sớm
- 2.1.8 Mẹ cho con ngậm ti giả quá nhiều
- 2.1.9 Cho con bú lắt nhắt hoặc bú ít trong mỗi cữ
- 2.1.10 Dùng máy hút sữa chưa đúng cách
- 2.1.11 Mẹ sinh non hoặc sinh mổ
- 2.2 Cách để khắc phục tình trạng ít sữa mẹ
- 2.1 Những nguyên nhân gây ít sữa mẹ mà có thể mẹ chưa biết
- 3 Cách để sử dụng máy hút sữa và Phễu hút sữa để có hiệu quả tốt nhất mẹ nên biết
Tìm hiểu nguyên do mẹ bị ít sữa sau sinh
Nguyên nhân gây ít sữa – Có không ít các trường hợp mẹ sau sinh bị ít sữa, và nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể khiến cho mẹ bị mất sữa hoàn toàn. Như vậy, bé sẽ không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết để phát triển trong những năm tháng đầu đời. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Hay có những cách nào để khắc phục tình trạng ít sữa mà các mẹ nên biết? Hãy cùng với Mini Pum tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay sau đây nhé.
Nguyên nhân gây ít sữa mẹ và cách khắc phục
Những nguyên nhân gây ít sữa mẹ mà có thể mẹ chưa biết
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng ít sữa ở các mẹ sau sinh. Dưới đây là một số những nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp ở các mẹ:
Mẹ bị căng thẳng tinh thần và stress
Cơ thể mẹ tiết sữa ra từ tuyến sữa, rồi sữa sẽ đi theo các ống dẫn sữa và thoát ra ở đầu vú. Sự tiết sữa này ở người mẹ sẽ chịu sự ảnh hưởng bởi 2 loại hormone chính là Prolacin và Oxytocin.
Và khi người mẹ bị căng thẳng hay stress kéo dài thì 2 loại hormone trên sẽ giảm xuống, dẫn tới việc tiết sữa ở cơ thể mẹ bị ít dần đi và có thể gây mất sữa hoàn toàn nếu để tình trạng kéo dài.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ không đầy đủ
Các mẹ sau khi sinh con cần phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, để vừa giúp cho cơ thể người mẹ sớm phục hồi lại, cũng vừa kích thích cho việc tiết sữa và đảm bảo chất lượng sữa cho con bú hàng ngày.
Chính vì thế nên nếu người mẹ không chú trọng tới vấn đề dinh dưỡng của mình trong bữa ăn hàng ngày, thì có thể khiến cho cơ thể bị suy nhược do không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, và dần dẫn đến tình trạng lượng sữa mẹ cũng giảm đi.
Mẹ ăn những thực phẩm gây ít sữa
Có một số loại thực phẩm sẽ ngăn cản việc sản sinh sữa ở người mẹ sau khi sinh luôn cần phải lưu ý, đó là: lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, ớt, tỏi, đồ nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, cà phê, …
Nếu người mẹ ăn phải những loại thực phẩm này thì cũng có thể khiến cho lượng sữa mẹ bị giảm đi đáng kể.
Mẹ bị mắc bệnh liên quan đến tuyến vú
Mẹ bị mắc một số loại bệnh liên quan tới tuyến vú như: viêm tuyến vú, áp xe vú, thiểu sản tuyến vú, hay phẫu thuật ngực,… Thì đây cũng có thể là những nguyên nhân chính khiến cho lượng sữa mẹ bị giảm đi, hoặc sẽ làm hạn chế sự tiết sữa của tuyến vú.
Tình trạng sót rau ở mẹ sau sinh
Tình trạng sót rau là hiện tượng mà một phần hoặc tất cả nhau thai còn bám trong cổ tử cung của mẹ sau khi mẹ đã sinh con. Tình trạng này tuy không phổ biến, nhưng nếu gặp phải thì người mẹ sẽ cảm thấy rất đau đớn do những cơn co thắt của tử cung gây ra.
Điều này sẽ khiến cho lượng hormone progesterone (có chức năng duy trì thai nhi) ở cơ thể mẹ không suy giảm đi, và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiết sữa của mẹ. Hơn nữa, tình trạng này còn vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, nên nếu thấy có các triệu chúng bất thường thì mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và xử lý sớm nhất.
Mẹ bị rối loạn nội tiết hoặc thiếu máu
Nếu mẹ bị rối loạn nội tiết tố thì nó sẽ gây ra sự rối loạn về hormone, trong đó có cả các hormone để sản sinh ra sữa ở cơ thể mẹ. Đồng thời, việc người mẹ bị thiếu máu cũng sẽ làm cho các cơ quan hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn tới quá trình tiết sữa của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng và chậm lại.
Cho con sử dụng sữa công thức sớm
Sữa công thức sẽ có nhiều chất hơn và vị ngọt hơn sữa mẹ, nên nếu cho con sử dụng nhiều sữa công thức sớm thì sẽ dẫn đến hiện tượng con bị “chán” sữa mẹ rồi dần bỏ việc bú mẹ.
Điều này sẽ khiến cho cơ thể mẹ hiểu lầm là nhu cầu sử dụng sữa của con đã giảm đi, nên lượng sữa mẹ tiết ra sẽ ít dần rồi mất hẳn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ít sữa, mất sữa khá phổ biến ở các mẹ sau sinh.
Mẹ cho con ngậm ti giả quá nhiều
Ti giả hay núm vú giả ở bầu sữa thường sẽ cứng hơn ti mẹ, và nếu mẹ cho con ngậm ti giả quá nhiều thì bé sẽ dần hình thành thói quen với ti giả mà bỏ vú mẹ. Mặc dù sử dụng các biện pháp hút sữa thì vẫn có thể kích thích tuyến sữa mẹ hoạt động, nhưng chắc chắn sẽ không tốt bằng việc mẹ cho con bú trực tiếp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ít sữa sau sinh khá phổ biến mà nhiều bà mẹ trẻ mắc phải.
Cho con bú lắt nhắt hoặc bú ít trong mỗi cữ
Đây là hiện tượng thường gặp ở những trẻ dưới 3 tháng tuổi, bởi khi đó thì dạ dày của con vẫn còn nhỏ. Thế nhưng nếu con đã lớn hơn thì không nên tiếp tục duy trì thói quen này, bởi nếu con bú ít sẽ khiến cho cơ thể mẹ hiểu rằng nhu cầu sữa của con đã ít hơn và dần dần thì lượng sữa được tiết ra cũng sẽ giảm đi.
Dùng máy hút sữa chưa đúng cách
Các mẹ thường sẽ sử dụng máy hút sữa để hút lượng sữa thừa khi con bú chưa hết, hoặc hút sữa để con ăn nếu con không thể tự bú mẹ được. Nhưng nếu sử dụng máy hút sữa không đúng cách và có tác dụng lực quá mạnh sẽ dễ khiến cho đầu ngực của mẹ bị tổn thương.
Ngoài ra, nếu mẹ quá lạm dụng việc sử dụng máy hút sữa thay vì cho trẻ bú trực tiếp, thì hiệu quả của việc kích thích tuyến sữa tiết ra sữa cũng sẽ không cao, từ đó dẫn tới lượng sữa mẹ được sản sinh cũng sẽ giảm dần đi.
Mẹ sinh non hoặc sinh mổ
Khi sinh non thì các sản phụ thường sẽ gặp phải tình trạng ít sữa này do cơ chế sản xuất sữa của cơ thể mẹ chưa được hoàn chỉnh. Còn đối với những mẹ phải sinh mổ, thì lượng sữa ban đầu tiết ra cũng có thể ít hơn so với những mẹ sinh thường. Do khi sinh mổ thì người mẹ sẽ phải sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau, vì thế nên nó sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa.
Cách để khắc phục tình trạng ít sữa mẹ
Cần có chế độ ăn uống hợp lý
Ngay từ lúc bầu và kể cả sau khi sinh con, thì các mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng sao cho hợp lý, khoa học. Nên phân bổ các bữa ăn của mẹ với đầy đủ 4 nhóm chính là: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Đồng thời mẹ cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho cơ thể cũng như tốt cho việc kích thích sản sinh sữa như:
- Các món ăn giàu chất đạm (protein): Trứng gà, móng giò, thịt nạc, cá hồi, …
- Các loại rau xanh như: Rau ngót, rau đay, rau khoai lang, rau má, bông cải xanh, rau chân vịt…
- Các loại quả chứa nhiều nước và các vitamin như: cà chua, gấc, xoài, cam, quýt, bưởi, hoặc các loại quả lợi sữa như: sung, đu đủ xanh, chuối sứ, vả, …
- Các loại hạt như: mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, hạt sen, hạt bí, lạc, … và ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, lúa mạch)
- Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mẹ và hỗ trợ cho cơ chế tiết sữa.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần loại bỏ các loại thực phẩm có thể gây ức chế quá trình sản sinh sữa như: lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi, đồ uống có cồn, chất kích thích, … ra khỏi chế độ ăn của mình trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Cho con bú mẹ trực tiếp sớm nhất có thể
Nên cho bé bú mẹ trực tiếp ngay từ khi chào đời là tốt nhất, để bé vừa nhận được lượng sữa non mà cơ thể mẹ tiết ra, cũng vừa là một phương pháp hiệu quả để kích sữa mẹ về nhiều hơn.
Bởi khi bé bú mẹ trực tiếp thì đầu vú mẹ sẽ bị tác động, và từ đó sẽ kích thích tiết ra nhiều oxytocin – một là chất xúc tác để hỗ trợ cho cơ thể người mẹ sản sinh được nhiều sữa hơn cho con bú.
Massage bầu ngực mẹ trước khi cho bé bú
Đây cũng là một cách rất hiệu quả trong việc kích thích sữa của người mẹ. Trước tiên, mẹ nên dùng một tay để nâng ngực, còn một tay sẽ massage theo vòng tròn và ấn nhẹ xung quanh bầu ngực. Mẹ nên lặp lại động tác này từ khoảng 20 – 30 lần cho mỗi đợt massage để kích thích quá trình sản sinh ra Oxytocin của cơ thể, từ đó sẽ giúp tiết ra nhiều sữa hơn.
Chườm nóng bầu ngực mẹ bằng khăn ấm
Với phương pháp này, mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch đã được ủ ấm bằng nước nóng, rồi đắp lên bầu ngực trong khoảng 5 – 10 phút để giúp cho các tuyến sữa trên bầu ngực có thể lưu thông dễ dàng hơn. Đây là phương pháp giúp khắc phục tình trạng tắc sữa – nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng ít sữa của các mẹ sau sinh.
Sử dụng máy hút sữa để hỗ trợ
Bên cạnh việc cho con bú thì các mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích cũng như làm tăng phản xạ tiết sữa tự nhiên của tuyến sữa.
Mẹ nên sử dụng máy để hút sữa từ 8 – 10 lần/ngày với khoảng 15 – 20 phút cho mỗi lần. Và mẹ nên thực hiện đều đặn theo đúng cữ, đủ thời gian để có được hiệu quả tốt nhất.
Cách để sử dụng máy hút sữa và Phễu hút sữa để có hiệu quả tốt nhất mẹ nên biết
Đi kèm với máy hút sữa thì không thể thiếu được các phễu hút sữa, nhưng trên thị trường hiện nay lại bày bán chủ yếu là các loại phễu bằng nhựa, vừa kém an toàn cho con mà lại vừa có thể gây đau đớn cho mẹ vì quá cứng.
Hiểu được điều đó nên Mini Pum đã thiết kế và sản xuất nên mẫu phễu hút sữa silicon vô cùng mềm mại và an toàn cho các mẹ. Sản phẩm sử dụng chất liệu silicon cao cấp nhập khẩu từ Mỹ, nên đặc biệt an toàn và có thể tiệt trùng dễ dàng bằng nước nóng hoặc máy tiệt trùng mà không hề bị biến dạng.
Hơn nữa, để phù hợp với kích thước đầu ti của mỗi mẹ thì đi kèm bộ sản phẩm còn cả các miếng đệm để hỗ trợ giảm size vô cùng tiện lợi. Với thiết kế đặc biệt, mô phỏng lại chính xác khớp ngậm của các con cùng chất liệu êm ái, phễu hút sữa silicon của Mini Pum cũng đã từng giúp cho không ít các mẹ có thể kích sữa về hiệu quả sau một thời gian ngắn sử dụng.
Vậy thì tại sao các mẹ lại không sắm ngay cho mình một bộ phễu hút sữa silicon của Mini Pum, để hỗ trợ tốt nhất cho công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ chứ?
Chi tiết về bộ sản phẩm phễu hút sữa silicon của Mini Pum, các mẹ vui lòng liên hệ tới hotline 0825 102 102 để được tư vấn nhé.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp cho các mẹ hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ít sữa, và từ đó xác định được mình đang ở trường hợp nào để có hướng điều trị cho phù hợp nhất.
Nếu các mẹ quan tâm tới bộ sản phẩm phễu hút sữa silicon của Mini Pum thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất nhé.
Tags: các nguyên nhân gây giảm sữa, các nguyên nhân gây ít sữa, các nguyên nhân gây mất sữa, nguyên nhân gây giảm sữa, nguyên nhân gây giảm sữa mẹ, Nguyên nhân gây ít sữa, nguyên nhân gây ít sữa dần, nguyên nhân gây ít sữa mất sữa, nguyên nhân gây ít sữa mẹ, nguyên nhân gây ít sữa sau sinh, nguyên nhân gây mất sữa, nguyên nhân gây mất sữa đột ngột, nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục, nguyên nhân gây ra ít sữa, nguyên nhân làm ít sữa, nguyên nhân mất sữa, nguyên nhân mất sữa 1 bên, nguyên nhân mất sữa dần, nguyên nhân mất sữa đột ngột, nguyên nhân mất sữa sớm, nguyên nhân mất sữa và cách khắc phục, nguyên nhân tự nhiên ít sữa, những nguyên nhân dẫn đến mất sữa, những nguyên nhân gây ít sữa, những nguyên nhân gây mất sữa, những nguyên nhân mất sữa