Mục lục nội dung bài viết
- 1 Chia sẻ toàn bộ cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ
- 2 Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ cần biết
- 2.1 Nuôi con bằng sữa mẹ thực chất là gì?
- 2.2 Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ
- 2.3 Những nguy cơ khi con không được nuôi bằng sữa mẹ
- 2.4 Những nguyên tắc quan trọng cần biết khi nuôi con bằng sữa mẹ
- 2.5 Trường hợp nào thì mẹ không nên cho con bú sữa mẹ?
- 2.6 Một vài trường hợp đặc biệt khi nuôi con bằng sữa mẹ
- 2.7 Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách
- 2.8 Dấu hiệu cho thấy con đang đói
- 2.9 Dấu hiệu để mẹ biết con đã bú đủ sữa mẹ
- 3 Các vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
- 3.1 Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị cương tức vú
- 3.2 Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị đau và nứt núm vú
- 3.3 Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị tắc tia sữa
- 3.4 Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị viêm tuyến vú
- 3.5 Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị áp-xe vú
- 3.6 Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị ít sữa, hoặc mất sữa
- 3.7 Nuôi con bằng sữa mẹ Núm vú mẹ bị phẳng và tụt vào trong
- 4 Chia sẻ các cách để vắt sữa mẹ khoa học
- 5 Mẹo để hút sữa bằng máy sử dụng Phễu hút sữa hiệu quả tốt nhất cho mẹ
- 6 Nên bảo quản sữa mẹ sau khi vắt như thế nào?
- 7 Cách để có được nguồn sữa mẹ tốt nhất cho con
- 8 Chia sẻ kinh nghiệm khi cai sữa cho con
- 9 Biện pháp để làm giảm căng sữa cho mẹ khi cai sữa
- 10 Tóm lại
Chia sẻ toàn bộ cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì thế mà các mẹ luôn được khuyến khích rằng nên nuôi con hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong ít nhất là 6 tháng đầu tiên.
Và trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ toàn bộ những kiến thức cần thiết nhất cho mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Các mẹ hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ cần biết
Nuôi con bằng sữa mẹ thực chất là gì?
Việc nuôi con bằng sữa mẹ chính là cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời. Và trong khoảng thời gian đó thì mẹ cũng không cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác cho con kể cả việc uống nước. Chỉ trừ một vài trường hợp cần bổ sung thêm dưỡng chất theo chỉ định của bác sĩ.
Còn từ khoảng 6 tháng tuổi đi, mẹ có thể kết hợp việc cho con bú với việc ăn dặm để tăng cường thêm các chất dinh dưỡng khác cho con phát triển toàn diện hơn.
Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích đặc biệt, không chỉ cho bé mà còn cho cả các mẹ sau sinh.
Lợi ích đối với trẻ
- Sữa mẹ sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng đa dạng, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu đời.
- Thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não cho trẻ.
- Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể, giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cho các bé
- Sữa mẹ giúp cho con có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ được, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ ở giai đoạn này
- Sữa mẹ được tiết ra từ cơ thể mẹ nên luôn được sạch sẽ, và ở nhiệt độ phù hợp cho con khi bú mẹ trực tiếp
Lợi ích đối với mẹ
- Mẹ cho trẻ bú sớm ngay sau sinh sẽ giúp nhanh chóng xổ rau, kích thích tử cung co lại và cũng giảm được nguy cơ chảy máu cho mẹ.
- Việc mẹ cho trẻ bú sớm và thường xuyên sẽ kích thích tới cơ chế sản xuất sữa và phản xạ xuống sữa của mẹ.
- Tiện lợi và tiết kiệm tài chính cho mẹ sau sinh khi con, vì không phải dùng sữa công thức
- Giúp tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con nhờ việc tiếp xúc da kề da.
- Giúp làm giảm nguy cơ bị mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng, hay cả bệnh trầm cảm sau sinh cho các mẹ
- Giúp làm chậm quá trình kinh nguyệt và là một biện pháp tránh thai tự nhiên cho mẹ
Những nguy cơ khi con không được nuôi bằng sữa mẹ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nếu trẻ không được bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời thì sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn nếu mắc phải một số căn bệnh như: nhiễm trùng sơ sinh (45%), tiêu chảy cấp (30%), nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi (18%).
Các thống kê cũng cho thấy rằng những trẻ không được bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần so với trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu.
Nếu cho trẻ uống sữa công thức hoàn toàn từ những tháng đầu đời, thì nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất cao. Ngoài ra, trẻ còn dễ bị mắc phải các bệnh như: cảm lạnh, dị ứng, viêm phổi, bệnh về đường ruột, … Vì sữa công thức không thể cung cấp cho trẻ những kháng thể, hay các loại men tiêu hóa tự nhiên như trong sữa mẹ.
Việc cho con bú còn có khả năng làm giảm số chu kỳ rụng trứng của mẹ lại, đồng thời cũng đảm bảo nội tiết của mẹ sẽ ổn định cho đến khi tới tháng. Nhưng nếu không nuôi con bằng sữa mẹ thì điều này sẽ không xảy ra, và nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như: ung thư vú, ung thư buồng trứng, …
Những nguyên tắc quan trọng cần biết khi nuôi con bằng sữa mẹ
Để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ được diễn ra thuận lợi, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng sau:
Cho con bú sớm ngay sau khi sinh
Ngay sau khi sinh, con cần phải được tiếp xúc da kề da với mẹ và được cho bú mẹ sớm trong vòng khoảng 1 giờ đầu tiên. Bởi động tác mút đầu vú của trẻ sẽ có những tác động lên phản xạ của tuyến yên, từ đó sẽ tiết oxytocin khiến cho tử cung co lại chặt hơn và giúp mẹ tránh được băng huyết sau sinh.
Hơn nữa, việc cho con bú mẹ sớm thì sẽ kích sữa mẹ về sớm hơn, khi bầu ngực tiết sữa nhiều hơn thì mẹ sẽ bớt cảm thấy bị sưng đau và cũng làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho mẹ.
Lưu ý: Ngoài việc cho con bú sữa non của mẹ thì không không nên cho trẻ uống thêm bất cứ thứ loại nước nào khác ngay sau khi sinh.
Nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Trong 6 tháng đầu tiên của con thì sữa mẹ chính là nguồn thức ăn duy nhất của trẻ. Mẹ không nên cho trẻ ăn thêm bất kì loại sữa nào khác, kể cả là uống nước bởi hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện hẳn, nên con sẽ không thể tiêu hóa tốt được.
Mẹ có thể cho con bú theo nhu cầu mà không cần phải bú theo giờ giấc, kể cả là ngày hay đêm. Trẻ càng bú mẹ vào ban đêm thì càng giúp làm tăng lượng sữa của mẹ hơn, do lượng nội tiết tăng lên làm kích thích việc sản sinh sữa của tuyến yên.
Nếu con bú sữa không hết, thì mẹ nên vắt hết sữa ra để bầu ngực trống rỗng sẽ kích sữa về nhiều hơn. Khi con đã bú no thì mẹ không nên đặt con nằm ngay, mà nên bế bé trên vai và xoa nhẹ vào lưng con để hơi trong dạ dày thoát ra và tránh làm cho con bị trớ.
Thời gian trung bình mỗi khi con bú mẹ sẽ là khoảng từ 15 – 20 phút. Mẹ nên cho con bú hết một bên này rồi mới chuyển sang bên kia, để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối.
Khi mẹ hay con bị ốm thì có thể vắt sữa mẹ ra để cho trẻ ăn bằng thìa hoặc bú bằng bình sữa chuyên dụng. Nếu con được bú đủ sữa thì cân nặng hàng tháng sẽ tăng đều và đi tiểu bình thường. Và khi con được tròn 6 tháng tuổi (khoảng 180 ngày) thì mẹ mới nên bắt đầu cho con ăn dặm kết hợp cùng với bú sữa mẹ.
Trường hợp nào thì mẹ không nên cho con bú sữa mẹ?
Có một số trường hợp mà mẹ không thể hoặc không nên cho con bú sữa mẹ, đó là khi:
- Mẹ bị mắc các bệnh lý như: bệnh tim, bệnh thận, bị thiếu máu nặng
- Mẹ quá gầy và không có đủ lượng chất béo dự trữ để sản xuất sữa cho con.
- Mẹ bị nhiễm các bệnh truyền nhiệm như HIV/ AIDS thì không nên cho con bú, vì có thể làm lây bệnh cho trẻ qua sữa mẹ.
- Mẹ đang sử dụng một số loại thuốc như: thuốc điều trị ung thư, thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc điều trị tuyến giáp, …
- Mẹ sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: heroin, ma túy, nghiện rượu, …
Lưu ý: Trong trường hợp nếu mẹ có tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì cần phải thực hiện xét nghiệm kiểm tra trước khi cho con bú. Hoặc trong trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan A, hoặc viêm gan B thì vẫn có thể cho con bú nếu bé đã được uống thuốc hỗ trợ và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Ngoài ra, có một số trường hợp mà trẻ cũng không nên bú sữa mẹ:
- Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch: Trường hợp này thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các để quyết định có nên cho con bú mẹ hay không.
- Trẻ không dung nạp được lactose và không tiêu hóa được sữa mẹ: Trường hợp này thì có thể thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa công thức để cho con ăn.
Một vài trường hợp đặc biệt khi nuôi con bằng sữa mẹ
Đối với trường hợp con sinh non, bị thiếu tháng
Trẻ khi sinh non, thiếu tháng thường sẽ bị nhẹ cân nên việc nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp này là rất cần thiết. Bởi nếu so với sữa mẹ khi sinh con đủ tháng, thì lượng sữa của mẹ khi sinh non sẽ có hàm lượng protein, chất béo, năng lượng, natri, clorua, sắt, magie, kali và canxi cao hơn trong ba tuần đầu tiên sau khi sinh.
Sau thời điểm đó thì hàm lượng của các chất trên sẽ giảm như sữa mẹ khi sinh con đủ tháng, nhưng lượng protein có trong sữa mẹ sẽ giúp cho con dễ tiêu hóa hơn. Những ngày đầu sau khi sinh non thì có thể con vẫn chưa tự bú mẹ được, khi đó thì mẹ nên vắt sữa ra cốc rồi dùng thìa để cho con uống. Và đặc biệt là số bữa uống sữa mẹ của trẻ sinh non cũng cần phải tăng lên từ 10 – 20 lần/ngày.
Đối với trường hợp mẹ sinh đôi
Trong trường hợp sinh đôi thì mẹ vẫn hoàn toàn có đủ sữa để cho cả hai con. Khi nhu cầu bú mẹ của hai bé tăng cao, thì cơ thể của mẹ sẽ tự điều chỉnh và sản sinh ra nhiều sữa hơn để đủ sữa cung cấp cho con.
Có thể thời gian đầu khi mẹ sẽ chưa quen thì nên cho từng bé bú một. Còn sau khi mẹ đã quen rồi thì có thể tập cho cả hai bé bú mẹ cùng một lúc để tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó thì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho mẹ sau khi sinh đôi cũng cần phải được bổ sung nhiều hơn, để đảm bảo dinh dưỡng trong nguồn sữa khi cung cấp cho con.
Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách
Các tư thế để mẹ cho con bú trực tiếp
Có nhiều tư thế để mẹ cho con bú trực tiếp, mẹ có thể nằm hoặc ngồi nhưng cần phải đảm bảo là cả mẹ và trẻ đều cảm thấy thoải mái. Các mẹ có thể tham khảo một số tư thế cho con bú ở dưới đây:
Tư thế cho con bú ngồi
Với tư thế này thì mẹ nên chọn một chỗ ngồi có điểm tựa lưng thoải mái, bởi mỗi cữ bú của con có thể kéo dài từ 20 – 30 phút.
Tư thế phổ biến và dễ nhất là mẹ ôm con vào lòng, 2 tay tạo thành vòng cung. Mẹ cho bé bú bên nào thì dùng tay cùng phía đó để đỡ lấy đầu của con. Mẹ cần đảm bảo 3 điểm đầu, lưng và mông của con nằm trên một đường thẳng, và cho con nằm nghiêng mình để đối diện với bầu ngực của mẹ
Lưu ý: Nhiều mẹ để bé nằm ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ. Tư thế này là sai bởi nó sẽ khiến cho con thấy không thoải mái và cũng không tốt cho cổ của con.
Tư thế cho con bú nằm
Với tư thế này thì mẹ nên đặt con nằm nghiêng ở bên cạnh mình, và để đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ bị trào ngược ra ngoài.
Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế tư thế này mà hãy tập ngồi dậy và đi lại sớm sau khi sinh, để khí huyết lưu thông và mau hồi phục sức khỏe hơn.
Tư thế cho hai con song sinh bú cùng lúc
Mẹ có thể đặt hai bé song song hai bên hông, hai chân bé thì để sau lưng mẹ còn đầu bé thì hướng về trước và mặt áp vào đầu ti của mẹ. Và để tránh mỏi tay khi nâng đỡ người bé, thì mẹ có thể dùng khăn hoặc gối chữ U để lót ở phía dưới.
Nếu mẹ chưa quen với tư thế nên thì tốt nhất là nên cho lần lượt từng bé bú một. Khi bé này đã bú xong thì mới cho bé còn lại bú mẹ. Mẹ nên thay đổi vị trí của 2 bé để lượng sữa mẹ tiết ra ở hai bầu ngực đều nhau hơn, và cũng đảm bảo cho mắt bé hoạt động cân đối hơn.
Nhận biết cách cho bé ngậm núm vú đúng
Để xác nhận việc mẹ đã cho con ngậm núm vú đúng cách hay chưa, thì các mẹ có thể nhận biết qua một số điều sau:
- Quầng vú của mẹ ở phía trên miệng con nhiều hơn phần quầng vú ở phía dưới.
- Miệng con mở rộng và môi dưới hơi hướng ra ngoài.
- Cằm của con chạm vào vú mẹ.
Dấu hiệu cho thấy con đang đói
Mẹ có thể nhận biết việc con đang bị đói qua một số các dấu hiệu sau đây:
- Con liếm môi, há miệng và quay đầu sang hai bên để tìm ti mẹ
- Con đẩy lưỡi ra vào, mút ngón tay hoặc nắm tay.
- Con quấy khóc và cựa quậy nhiều hơn
Dấu hiệu để mẹ biết con đã bú đủ sữa mẹ
Để biết được con đã bú đủ sữa mẹ hay chưa, thì các mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu như sau:
- Thường thì trong 2 ngày đầu tiên sau sinh bé sẽ cần thay khoảng 2 – 4 cái tã. Còn từ ngày thứ 5 trở đi thì tăng lên khoảng 6 – 8 cái/ ngày. Nước tiểu của con sẽ có màu nhạt và không có mùi.
- Trong 1-2 ngày đầu tiên thì con thường sẽ đi phân su. Và khi chuyển từ bú sữa non sang sữa già thì phân của con sẽ lỏng hơn, có màu vàng và có hơi mùi hôi một chút. Con có thể đi ngoài khoảng 3 – 4 lần/ ngày.
- Cả cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của con đều tăng lên liên tục cũng chứng tỏ rằng bé đã bú đủ sữa mẹ.
- Khi bé đã bú no thì bàn tay của bé dần dần buông lỏng và xòe ra. Đồng thời bé cũng sẽ vui vẻ và thư thái hơn, giấc ngủ cũng sẽ sâu và liền mạch hơn.
Các vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị cương tức vú
Nguyên nhân của tình trạng cương tức vú này là do mẹ không cho con bú sớm và thường xuyên, hoặc ngậm bắt vú sai cách, hay hạn chế thời gian mỗi cữ bú của con.
Nếu con không bú được thì mẹ cần vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa để làm giảm tình trạng này. Ngoài ra, trước khi cho con bú thì mẹ nên dùng gạc ấm để đắp lên đầu ti, còn khi con bú xong thì dùng gạc lạnh để giúp giảm phù nề.
Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị đau và nứt núm vú
Tình trạng này là do con ngậm bắt núm vú mẹ sai cách, dẫn đến việc con sẽ kéo và đẩy núm vú ra vào trong khi mút bú, khiến cho da của núm vú chà xát lên miệng trẻ và làm cho mẹ bị đau. Mẹ cần điều chỉnh lại cho con cách ngậm núm vú mẹ sao cho đúng, tránh để tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương và làm nứt núm vú của mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị tắc tia sữa
Tình trạng tắc tia sữa là do ống dẫn sữa bị tắc ở bên trong, khiến cho sữa mẹ không thể thoát ra ngoài được hoặc chỉ chảy ra với một lượng rất nhỏ. Khi bị tắc tia sữa thì bầu vú của mẹ sẽ bị căng cứng và gây đau nhức, thậm chí mẹ còn có thể bị sốt.
Nếu gặp tình trạng này thì mẹ nên cho con bú nhiều hơn, hoặc tích cực hút sữa để làm thông tắc ống dẫn sữa. Còn nếu tình trạng không được cải thiện, thì mẹ nên tới bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ.
Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị viêm tuyến vú
Viêm tuyến vú (hay còn gọi là viêm tuyến sữa) là tình trạng bị viêm nhiễm ở một hoặc nhiều ống dẫn sữa ở vú mẹ. Dẫn đến hiện tượng các mô vú của mẹ bị sưng phù lên, ấn vào thấy đau và khi cho con bú thì mẹ sẽ có cảm giác nóng rát, sốt, sợ lạnh hoặc mệt mỏi.
Khi có biểu hiện vú bị cương đau thì mẹ nên xoa bóp và chườm ấm vị trí bị tắc, hoặc sử dụng máy hút sữa để hút hết lượng sữa ở hai bầu vú mẹ và vệ sinh vú trước khi cho con bú. Còn nếu xuất hiện các triệu chứng viêm tuyến vú thì mẹ nên dừng việc cho con bú và đi khám ngay để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị áp-xe vú
Áp-xe vú là một tình trạng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú của mẹ do vi khuẩn gây ra, trong đó chủ yếu là do liên cầu khuẩn và tụ cầu. Bên vú bị áp- xe cũng sẽ sưng to, khi sờ sẽ thấy cứng, vùng da xung quanh núm vú bị mẩn đỏ và sưng tấy, cảm giác nóng rát, và xuất hiện các hạch ở nách.
Nếu gặp phải tình trạng này thì mẹ cần phải dùng thuốc kháng sinh và kháng viêm để điều trị tình trạng. Nếu không tiến triển thì nên tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ chích tháo mủ áp xe. Và trong thời gian này thì mẹ cũng không nên cho con bú sữa mẹ nữa.
Nuôi con bằng sữa mẹ : Mẹ bị ít sữa, hoặc mất sữa
Để kích sữa về nhiều cho con bú khi mẹ bị ít sữa hay mất sữa, thì cần cho con bú càng sớm càng tốt và nên cho bé bú thường xuyên, đúng cách để kích thích phản xạ tiết sữa tự nhiên của mẹ.
Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn vào ban đêm để tăng cường khả năng sản sinh sữa. Nếu bà mẹ phải đi làm ban ngày thì tốt nhất là nên vắt sữa cho con bằng tay hoặc bằng máy để kích sữa về nhiều hơn.
Nuôi con bằng sữa mẹ Núm vú mẹ bị phẳng và tụt vào trong
Núm vú mẹ bị tụt vào trong sẽ khiến trẻ gặp khó khăn khi bú sữa mẹ trực tiếp. Đồng thời nó còn khiến cho mẹ dễ bị tắc tia sữa và cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể kích thích núm vú bằng cách vê ngón tay lên đầu ti khoảng 30 giây, sau đó dùng khăn lau qua trước khi cho bé bú. Hoặc có thể dùng các ngón tay để đẩy đầu ti ra ngoài. Nếu đầu ti mẹ bị thụt vào quá sâu thì mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Chia sẻ các cách để vắt sữa mẹ khoa học
Vắt sữa mẹ bằng tay đúng cách
Để vắt sữa mẹ bằng tay thì các mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ và chọn một tư thế ngồi thoải mái nhất. Đồng thời đặt dụng cụ đựng sữa ở gần vú mẹ để hứng sữa khi vắt
- Bước 2: Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ thì đặt ở phía dưới đối diện với ngón tay cái, còn các ngón tay khác sẽ đỡ lấy bầu vú. Mẹ sẽ ấn ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng, từ từ về phía trong và dần vào núm vú rồi thả
- Bước 3: Mẹ nên xoay các ngón tay vào quầng vú ở hai bên cạnh để có thể vắt được hết sữa từ các ống dẫn sữa.
- Bước 4: Nên vắt ở mỗi bên bầu vú từ 3 – 5 phút cho tới khi mẹ thấy dòng sữa chảy chậm lại thì mới chuyển sang bên kia. Và nên lặp đi lặp lại nhiều lần để vắt được hết sữa ở cả hai bên.
Vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa
Ngoài cách vắt sữa mẹ bằng tay, thì các mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để hỗ trợ cho việc này, đồng thời cũng giúp cho mẹ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Cơ chế của máy hút sữa là tạo ra lực để kích thích các tuyến sữa trên bầu ngực mẹ giãn nở, như vậy các dòng sữa sẽ được tạo ra nhiều hơn và chảy nhanh hơn.
Mẹo để hút sữa bằng máy sử dụng Phễu hút sữa hiệu quả tốt nhất cho mẹ
Đi kèm với máy hút sữa thì không thể thiếu được các phễu hút sữa. Và để cảm thấy thoải mái nhất khi hút sữa bằng máy, các mẹ nên sử dụng mẫu phễu hút sữa silicon vô cùng mềm mại và êm ái của Mini Pum.
Mẫu phễu hút sữa này được thiết kế phù hợp với thể trạng người Việt Nam, đi kèm còn có các miếng đệm hỗ trợ giảm size nên có thể ôm trọn lấy bầu ngực và phù hợp với mọi kích thước đầu ti của mẹ.
Hơn nữa, do được làm từ silicon nên phễu hút sữa của Mini Pum rất mềm mại và êm ái, giúp cho mẹ không cảm thấy đau rát hoặc làm sưng tấy đầu ti trong quá trình hút sữa. Đồng thời, nó cũng giúp kích thích phản xạ tiết sữa của mẹ được thực hiện tốt hơn.
Đặc biệt là sản phẩm phễu hút sữa này còn vô cùng an toàn cho mẹ và bé, có thể tiệt trùng bằng nước sôi hoặc bằng máy mà không hề bị biến dạng. Vì thế nên mẫu phễu hút sữa silicon của Mini Pum sẽ làm một sản phẩm hỗ trợ đắc lực nhất cho các mẹ khi sử dụng máy hút sữa để kích sữa hay vắt sữa cho con.
Nên bảo quản sữa mẹ sau khi vắt như thế nào?
Các tổ chức như WHO, UNICEF hay Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam đều đã từng khuyến cáo về việc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt đó là:
- Nếu để ở nhiệt độ phòng từ 25 – 35 độ C, sữa mẹ sau khi vắt ra chỉ nên được sử dụng trong vòng từ 6 – 8 giờ.
- Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C, sữa mẹ có thể giữ được từ 3 – 5 ngày.
- Nếu để trong ngăn đá tủ lạnh, thì sữa mẹ có thể sử dụng tốt nhất trong khoảng 3 tháng.
- Nếu để trong tủ đông chuyên dụng với nhiệt độ dưới -18 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản lên đến 6 tháng.
Lưu ý: Trước khi cho trẻ ăn thì mẹ cần phải rã đông và làm ấm lại sữa rồi mới cho con sử dụng. Nhưng tuyệt đối không nên đun sôi sữa hoặc dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ trữ đông nhé.
Cách để có được nguồn sữa mẹ tốt nhất cho con
Để có được một nguồn sữa mẹ tốt nhất cho con với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, thì các mẹ nên có một một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của mẹ
- Mẹ cần phải ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất để có được nguồn sữa tốt nhất và đủ để cung cấp cho con.
- Mẹ nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày và thay đổi đa dạng các món ăn cho mỗi bữa. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: tôm, cua, cá, thịt, trứng, sữa, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.
- Mẹ cần phải uống đủ từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày, vì cơ thể mẹ sẽ cần rất nhiều nước để tiết sữa ra cho con
- Không nên ăn các loại thức ăn gây mất sữa cho mẹ như lá lốt, cải bắp, mùi tây, mướp đắng, … hoặc các chất kích thích, chất gây nghiện.
- Đặc biệt là mẹ chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ
Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc tránh thai có chứa Estrogen, mà thay vào đó thì mẹ có thể sử dụng thuốc có Progestogen để không làm ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa cho con.
Chế độ nghỉ ngơi
- Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ thì mẹ cũng cần phải có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và không nên làm những công việc nặng nhọc. Cần phải đảm bảo đủ giấc ngủ để không cảm thấy căng thẳng và stress
- Sau khi sinh con thì mẹ nên vận động nhẹ nhàng hoặc đi lại để cho khí huyết lưu thông. Nếu cơ thể mẹ không còn đau, thì có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc tập yoga để sức khỏe nhanh chóng hồi phục hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm khi cai sữa cho con
Khi nào thì mẹ nên cai sữa cho trẻ?
Thời điểm thích hợp nhất để cai sữa cho con là khi con đã được 18 – 24 tháng tuổi, có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, thời điểm để mẹ cai sữa cho con cũng sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế cũng như sức khỏe của mỗi bé. Nhưng để cai sữa cho con thì mẹ nên thực hiện từ từ để bé kịp thời thích nghi.
Mẹ có thể cân nhắc tới việc cai sữa cho con khi thấy bé có những dấu hiệu sau đây:
- Bé có thể ngồi thẳng vững và lăn được trái bóng ra phía trước mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Điều này chứng tỏ hệ thần kinh và chức năng vận động của bé đã phát triển rất tốt, đồng thời bé cũng đã có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.
- Bé có thể nói được 2, 3 từ bà, mẹ, bố hoặc một câu ngắn. Ở thời điểm đó thì hệ thần kinh và thính giác của con đã phát triển tốt, vì thế nên mẹ có thể cai sữa và cho con ăn dặm.
- Bé đã ăn được cháo hoặc cơm nhão thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của con cũng đã phát triển. Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ cai sữa và cho con tập làm quen dần với việc ăn dặm.
- Khi bé đã bắt đầu nhận biết được các màu sắc khác nhau, thì nó cũng chứng tỏ hệ thần kinh của con đã phát triển. Khi đó, mẹ có thể dùng màu tự nhiên của nghệ hoặc củ dền để bôi lên đầu ti, con thấy lạ thì sẽ không bú mẹ nữa và dần ngưng bú lại.
Lưu ý: Ngoài các dấu hiện trên, nếu như mẹ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh liên quan tới bầu vú, thì cũng nên cai sữa ngay cho con.
Mẹ đừng nên quá vội vàng trong việc cai sữa cho con khi trẻ chưa sẵn sàng bởi nó sẽ rất dễ khiến cho trẻ bị biếng ăn và còi xương.
Biện pháp để làm giảm căng sữa cho mẹ khi cai sữa
Căng sữa là tình trạng mà rất nhiều mẹ sẽ gặp phải sau khi cai sữa cho con. Tuy nhiên thì nó chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần là sẽ tự hết. Nhưng để giảm bớt việc bị căng sữa và sự khó chịu thì các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Chườm nóng: Mẹ có thể dùng khăn sạch ngâm trong nước ấm, vắt khô rồi chườm nhẹ lên ngực trong vài phút. Việc chườm ấm sẽ khiến cho vú mềm hơn, hạn chế được lưu lượng máu đến núm vú và giảm dần việc sản xuất sữa
- Chườm lạnh: Mẹ có thể thực hiện việc chườm lạnh để làm giảm tình trạng căng sữa, và cũng giúp cho mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Massage: Đây cũng là một cách để làm giảm căng sữa cho mẹ. Mẹ nên massage tập trung nhiều vào các vùng nổi cục để làm tan chỗ tắc nghẽn của tuyến sữa.
- Bổ sung các thực phẩm làm mất sữa: Mẹ có thể ăn nhiều các loại thực phẩm gây mất sữa như lá lốt, măng tươi, mùi tây, mướp đắng,… để làm mất sữa nhanh hơn.
- Đắp lá bắp cải lên ngực: Đây là một mẹo dân gian, do lá bắp cải có chứa lượng lớn phytoestrogen làm giảm sưng các mô và giúp cho mạch máu co lại. Từ đó khiến cho lưu lượng máu tới núm vú giảm xuống và dần làm giảm tình trạng cương sữa cho mẹ.
- Tắm nước ấm với vòi hoa sen: Mẹ có thể dùng nước ấm từ vòi hoa sen để phun trực tiếp lên bầu ngực theo chiều từ trên xuống kết hợp với việc xoa bóp, để lượng sữa thừa sẽ chảy ra và giúp mẹ cảm thấy bớt đau hơn.
- Dùng thuốc tiêu sữa: Nếu các cách thức trên không có hiệu quả, thì mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc làm tiêu sữa. Thuốc tiêu sữa sẽ làm thay đổi hormone trong cơ thể mẹ, từ đó sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra.
Lưu ý: Nếu thấy bầu ngực bị sưng đỏ, có mùi lạ hay bị sốt, thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, đề phòng trường hợp bị viêm tuyến vú hoặc áp-xe vú.
Tóm lại
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cách nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên nắm rõ, để việc nuôi con bằng sữa mẹ được thực hiện đúng cách và mang đến cho con sự phát triển tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.
Ngoài ra, nếu các mẹ có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ đặtt hàng phễu hút sữa silicon của MiniPum thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0825 102 102 nhé!